TIN TỨC

 

Khi làm việc, tinh thần và sức lực của nhân viên là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến công suất làm việc của công ty. Sau đây là 6 dấu hiệu cảnh báo rằng nhân viên của bạn đang bị quá tải, điều đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nhân viên của mình.

Thấu hiểu nhân viên chính là một trong những bí quyết kinh doanh giúp các ông chủ tăng năng suất công việc. Khi nhân viên bị quá tải công việc của cả một tập thể sẽ bị đình trệ, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp những nhà quản lý kiểm soát và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho nhân viên mình.

Có những cảm xúc mạnh

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng

Khi công việc quá nhiều, nhân viên sẽ bắt đầu nghỉ việc vì quá áp lực trong công việc. Những nhà quản lý nên tổ chức những kỳ nghỉ sau khi nhân viên đã hoàn thành xong dự án hoặc công việc, tăng thêm ngày nghỉ cho nhân viên, xem xét lại những vấn đề ở công ty như ăn mặc, phúc lợi, tiền lương, nghỉ phép hay những ưu đãi nào đó cần phải có.

Nhân viên không làm khách hàng hài lòng

Khi công việc của nhân viên bị quá tải, các dịch vụ về chăm sóc khách hàng cũng bị giảm sút theo, xảy ra tình trạng khách hàng không hài lòng với cách phục vụ của nhân viên. Khi áp lực công việc quá nhiều, nhân viên bị quá tải sẽ không hoàn thành tốt công việc cũng như các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng, hay tư vấn cho khách hàng.

Dấu hiệu mệt mỏi

Nhân viên không có thời gian riêng

Những nhân viên luôn phải bận tâm với nhiều loại công việc, điển hình là đi làm sớm, về trễ và không có thời gian chăm sóc đến vẻ bề ngoài, và có kiến nghị với ban quản lý về quỹ thời gian riêng của mình.

Cách giải quyết khi nhân viên bị quá tải trong việc này là phân chia công việc một cách hợp lý cho mỗi nhân viên với nhau, không áp đặt thêm công việc cho nhân viên cũng như dồn ép các công việc vào cùng một thời điểm,

Nhân viên quá tải luôn thiếu tinh thần làm việc đồng đội

Thiếu tinh thần làm việc đồng đội hoặc nhóm làm việc hay không sôi nổi nhiệt huyết cũng là một trong những dấu hiệu cho biết nhân viên bị quá tải. Khi công việc quá nhiều, mọi nhân viên sẽ lo suy nghĩ đến công việc riêng của mình hơn là những công việc chung như của cả nhóm. Khi tình trạng này xảy ra có thể ảnh hưởng đến cả tiến độ làm việc của cả nhóm.

Nhân viên có những biểu hiện cảm xúc mạnh

Khi nhân viên bị quá tải, họ sẽ luôn có những cảm xúc mạnh như: lớn tiếng cáu gắt với đồng nghiệp, khó chịu, sắc mặt luôn nhăn nhó, ít nói có thể bị trầm cảm và có thể nóng tính trong những trường hợp nhỏ. Vì vậy khi những dấu hiệu này xuất hiện trên những nhân viên thì người quản lý phải lập tức trấn an, chăm sóc tìm hiểu đến công việc của nhân viên, lắng nghe đến những tâm tư và tìm cách giúp đỡ. Không nên tạo thêm những áp lực hay bổ sung công việc thêm cho nhân viên.

Ý kiến nhân viên không được lắng nghe và thực hiện

Bên cạnh những công việc mang tính áp lực cao, nhân viên sẽ tìm đến các người quản lý để nói lên ý kiến nhưng lại không được chấp nhận, điều này sẽ làm cho nhân viên bị quá tải bị nhiều hơn, bên cạnh những công việc cần phải giải quyết sẽ xuất hiện thêm những lo lắng suy nghĩ và bất mãn.

Vì vậy, các công ty, nhà quản lý cần có những website riêng về những thông tin tư vấn, trang web giải đáp thắc mắc hoặc những nhân viên chuyên tư vấn tâm lý. Hãy truy cập vào http://cstsoft.net/ để có được những bí quyết kinh doanh tốt nhất.