TIN TỨC

 

SEO có chiến lược sẽ giúp website của bạn nhanh chóng lên top Google. Bạn đã biết bí quyết SEO hiệu quả chưa?

Bạn có thể đạt được thành công ngoài mong đợi nếu thực hiện theo 5 checklist quy trình SEO khi bắt đầu chạy một website mới. Đặc biệt, ngay trong những tháng đầu tiên đã có thể đạt hiệu quả cao.

1. Nhóm từ khóa cho từng đường dẫn URL

Việc đầu tiên cần làm là hãy nghiên cứu từ khóa cho website mà bạn muốn xây dựng. Các từ khóa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và lập thành một danh sách cơ bản bao gồm toàn bộ keyword mà bạn định nhắm tới tất cả các URL, các trang bạn muốn có trên website mới của mình.

Nhóm từ khóa cho từng đường dẫn URL

Hình ảnh trên là một ví dụ minh họa về cách phân tích trang web của bạn. URL của trang là “RandsAnimals.com” đã nhắm tới từ khóa “amazing animals”. Tiếp theo là một tiêu đề trang và cuối cùng là thẻ mô tả của trang đó. Sau khi phân tích ta có đường dẫn: RandsAnimals.com/lemurs – đây là một trang tập trung nói về loài vượn cáo. Đây cũng chính là tiêu đề của trang.

Bạn cần đọc qua các nội dung trang và rà soát lại để không bỏ sót những từ khóa quan trọng. Tương tự, nếu bạn có một URL chưa tập trung vào một từ khóa cụ thể nào, hãy nhóm một nhóm từ khóa cho URL đó. Việc làm này dùng để kiểm tra trang web ở  giai đoạn đầu, giúp đảm bảo rằng các nhóm từ khóa thật sự phù hợp với 1 nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng tới. Việc nhóm từ khóa cho từng đường dẫn cũng giúp bạn theo dõi được thứ hạng website và tối ưu cho từng đường dẫn trên trang web của mình sau này.

2. Khả năng truy cập, crawl dữ liệu và trải nghiệm người dùng (UX)

Cần kiểm tra khả năng truy cập của website

Bạn cần để ý kiểm tra các nội dung sau:

Công cụ tìm kiếm có thể truy cập các trang và nội dung trên trang web của bạn hay không?

Để kiểm tra khả năng truy cập của các công cụ tìm kiếm đối với website, bạn có thể dùng các công cụ như Screaming Frog hay Google Search. Bên cạnh đó, hãy dùng Moz Pro, hay OnPage.org để quét qua website và đảm bảo rằng crawler có thể truy cập toàn bộ các trang.

Một điểm nữa cần lưu ý là nội dung website. Cần chắc rằng các nội dung trên web không trung lập, đảm bảo chất lượng và không có các trang không chứa nội dung hay xuất hiện liên kết bị gãy, lỗi 404.

Các nội dụng có thể truy cập các thiết bị và trình duyệt hay không?

Điều này đồng nghĩa với những thứ như ứng dụng đọc màn hình (screen reader) cho người dùng khiếm thị, thiết bị di động, máy tính để bàn, máy tính xách tay và tất cả các loại trình duyệt khác nhau. Bạn sẽ cần phải sử dụng một công cụ như trình công cụ kiểm tra trình duyệt (browser checker) để đảm bảo rằng Chrome, Firefox và Internet Explorer (bây giờ có tên là Microsoft Edge) có thể truy cập được vào nội dung của bạn.

Các trang này có load nhanh ở mọi nơi không?

Để kiểm tra xem tốc độ load trang có nhanh hay không, bạn có thể sử dụng công cụ Google Speed Test. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra cả proxy để chắc chắn rằng người dùng có thể truy cập vào website ở bất cứ khu vực nào. Đặc biệt nếu muốn nhắm vào đối tượng là khách hàng quốc tế hay các khu vực nông thôn thì trang của bạn phải load nhanh ở tất cả mọi nơi.

Thiết kế, giao diện người dùng (UI), hình ảnh, trải nghiệm có tiện dụng và dễ sử dụng hay không?

Bạn có thể thử nghiệm điều này với gia đình, bạn bè và các khách hàng tiềm năng. Hoặc 2 công cụ thử nghiệm online khác cũng được khác nhiều người sử dụng trong trường hợp này là Five Second Test và UsabilityHub. Đôi khi việc này có thể làm phát sinh những thứ trong khi bạn điều hướng hay trong nội dung của bạn khiến người dùng không có được trải nghiệm bạn mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề này rất dễ khắc phục.

3. Cài đặt các dịch vụ quan trọng và theo dõi

Google Analytics là công cụ cần cài đặt và theo dõi

Có rất nhiều công cụ mà bạn cần cài đặt cho một website, bao gồm:

  • Uptime tracking (Theo dõi thời gian sử dụng)
  • Web analytics: Google Analytics là một công cụ miễn phí và rất phổ biến của Google dùng để phân tích hoạt động của website. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như Piwik, Omniture. Để kiểm tra xem các công cụ phân tích dữ liệu đã được tải lên trang chưa, bạn có thể sử dụng OnPage hay Moz Pro để kiểm tra.
  • Set up some brand alerts: Lựa chọn có chi phí thấp nhất là Google Alerts – một công cụ hoàn toàn miễn phí. Nhưng đi kèm với đó là hiệu quả mang lại không cao. Nếu bạn dùng Moz Pro, sẽ có công cụ Fresh Web Explorer alerts, đây là một công cụ khá tốt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Mention.net, Talkwalker hay Trackur.
  • Moz/Ahrefs/SEMRush/Searchmetrics/Raven/….: Nếu đang làm SEO, bạn cần phải cài đặt một công cụ SEO nào đó để theo dõi thứ hạng website của mình và tiến hành kiểm tra dữ liệu thường xuyên. Một số công cụ khá phổ biến và tốt nhất hiện nay có thể kể đến như: Moz, Ahrefs, SEMRush, Searchmetrics hay Raven.
  • Retargeting and remarketing (Định vị lại khách tiềm năng và remarketing): Thậm chí nếu bạn không muốn trả tiền bây giờ và bạn không muốn sử dụng bất kỳ dịch vụ nào, hãy đưa tất cả khách hàng tiềm năng từ Facebook và Google lên website của bạn. Để sau này bạn có thể remarketing lại tập khách hàng tiềm năng này trong tương lai.
  • Google Search Console: Nếu bạn chưa cài đặt công cụ này, bạn cần tiến hành cài đặt ngay lập tức, giống như Bing Webmaster Tool. Cả hai công cụ này có thể quét được một số lỗi cho website của bạn. Vì vậy, nếu bạn gặp phải vấn đề về truy cập, đây là một cách miễn phí rất tốt để thực hiện.
  • Social and web profiles: Cần thiết lập các hồ sơ này trước khi giới thiệu website mới của bạn để không có người truy cập và lấy tên trang Facebook, Pinterest, Instagram,YouTube, hay trang SlideShare của bạn. Bạn cần phải cài đặt toàn bộ các mạng xã hội này bởi vì sẽ có lúc bạn cần sử dụng đến chúng sau này.

4. Schema, rich snippet, OpenGraph…

Rich Snippet

Rich snippet có thể được cài đặt trên website của bạn và bạn có thể xem hướng dẫn cách thực hiện trên Google và Bing. Ở Twitter và Facebook cũng có tài nguyên này, họ cung cấp các thẻ để bạn hiển thị một cách chính xác trên đó. Nếu bạn sử dụng OpenGraph, công cụ đó cũng sẽ hoạt động hiệu quả trên LinkedIn.

5. Thực hiện kế hoạch lan tỏa & tiếp cận cộng đồng

Thực hiện kế hoạch lan tỏa, tiếp cận cộng đồng

Bạn cần có các liên kết, tương tác rất nhiều để có thứ hạng cao. Kế hoạch không chỉ kéo dài 1 ngày, 1 tuần mà nhiều khi cần mất cả tháng trời. Trong SEO, sự lan toan tỏa của cộng đồng mạng rất quan trọng. Để bắt đầu, hãy đặt ra các câu hỏi cho mình như sau:

Ai là người sẽ giúp thực hiện kế hoạch lan tỏa của bạn?

Hãy xác định người nào có thể giúp bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm. Đó có thể là bạn bè, gia đình, đối tác, khách hàng… của bạn. Hoặc thậm chí đó cũng có thể là những nhà báo, phóng viên. Hãy lập một danh sách những người có khả năng tạo ảnh hưởng trong cộng đồng và tìm cách tiếp cận trực tiếp với họ.

Cập nhật profiles, website để tạo được hiệu ứng tốt nhất

Hãy thường xuyên cập nhật profile, website, các tài khoản mạng xã hội như: LinkedIn, Twitter, Facebook để người dùng tiếp cận được với những thông tin mới và chính xác nhất. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong lòng khách hàng tiềm năng.

Thông cáo báo chí, mạng xã hội và tiếp cận những người có tầm ảnh hưởng

Cuối cùng, đối với những khách hàng ở xa, bạn có thể sử dụng báo chí, mạng xã hội hay những người nối tiếng để  quảng cáo, lan tỏa website mới của bạn.

Hy vọng làm theo danh mục kiểm tra (checklist) này sẽ giúp bạn có được trải nghiệm SEO thành công hơn khi lập website bán hàng mới. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Tổng hợp internet