Bạn thành công với vai trò của một nhà quản lý, nhưng trên hết đội ngũ làm việc dưới quyền bạn cần có những trình độ nhất định để đáp ứng tính chất, nhu cầu của công việc. Đó là bệ phóng và cũng là yếu tố cơ bản để nhà quản lý như bạn được tôn vinh hay tiến xa hơn trên nấc thang cấp bậc.
Những chiến lược sau đây sẽ giúp bạn đào tạo nhân viên thành quản lý giỏi, tương trợ bạn trong công việc tiếp theo và cũng là cơ hội để người giỏi phát huy năng lực của chính mình.
Chẳng có quản lý giỏi nào chỉ gắn kết với 2, 3 mối quan hệ trong công việc. Vì sự co hẹp trong phạm vi giao tiếp hoàn toàn không có lợi cho một nhà dẫn dắt “cầm đầu” nhóm làm việc. Có thể trước mắt mối quan hệ đó không mang lại lợi ích cho cá nhân và công việc của bạn nhưng không có nghĩa họ không thể giúp bạn tạo dựng mối quan hệ khác với một bên thứ 3.
Hãy chỉ đạo họ trực tiếp giao lưu tại các buổi liên hoan, sự kiện, hội nghị lớn nhỏ. Qua đó họ sẽ tích lũy, mở rộng các mối quan hệ và sử dụng chúng trong những hoàn cảnh thích hợp sau này.
Không chỉ bằng lời nói, thỉnh thoảng bạn có thể giao cho nhân viên ưu tú của mình những công việc mang tính chất quản lý và trách nhiệm cao. Sự va vấp trực tiếp là kinh nghiệm quý giá nhất mà không phải nhân viên nào cũng may mắn có được. Vì chỉ có những “vị sếp” chân thành, có tâm như bạn mới đủ khả năng kiến tạo cơ hội cho cấp dưới và cũng là người thế chỗ công việc, vị trí của mình sau này.
Bạn đã thành công với vai trò là quản lý, vậy kinh nghiệm và từng bước đi của bạn là gì? Hãy trực tiếp truyền tải những kinh nghiệm trong suốt quá trình làm quản lý của bạn cho nhân viên cấp dưới. Đây sẽ là công cụ hữu dụng để bạn rèn giũa kỹ năng cho những người có tiềm năng.
Ngoài việc khuyến khích họ tham khảo kinh nghiệm lãnh đạo của những người nổi tiếng qua sách báo, phóng sự… thì bạn hãy chính là tấm gương để họ nhìn vào và học hỏi. Trực tiếp hướng dẫn xử lý tình huống có thể xảy ra trong suốt quá trình làm quản lý. Lời khuyên của bạn có giá trị, kịp thời và thực tế hơn những gì họ được biết qua sách vở.
Sự va vấp mang tính trách nhiệm cao luôn là cơ hội thực tế để học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Bạn đặt trách nhiệm lên vai họ không có nghĩa bạn đứng ngoài sự cố nếu có thể xảy ra. Khi nhân viên cần sự hỗ trợ của bạn, hãy sẵn sàng thay thế hoặc hỗ trợ mọi thông tin cần thiết để giúp họ hoàn thành công việc trong thời gian đã định.
Tuy nhiên, thay vì tự làm bạn hãy gợi mở để họ có thể tìm ra đường đi riêng và khắc phục những khó khăn trên bước đường sắp tới. Bên cạnh đó, hãy cho họ niềm tin rằng bạn sẽ là người đồng hành cho đến khi kiến thức và kinh nghiệm của mình không còn giá trị gì với họ nữa.
Việc trao quyền cho nhân viên phải bắt đầu từ việc bạn tin tưởng nhân viên và cho họ quyền tự quyết trong những trường hợp nhất định. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên lắng nghe và thực hiện ý tưởng của họ nếu thực sự nó có lợi cho doanh số cho công ty.
Nếu thành công, động lực làm vệc và cống hiến của họ sẽ tăng lên gấp bội, rất có lợi cho sự phát triển và hoàn thành tiến độ các công trình, dự án khác của công ty. Nhưng nếu thất bại, đừng chì chiết hay mắng mỏ, họ đang rơi vào vũng tối của sự chông chênh nên cần thiết có một bàn tay định hướng và giữ thăng bằng cho họ. Đó là cách “quản quân” của một nhà quản lý giỏi mà nhân viên luôn nể phục và kính trọng.