Marketing là công việc có tầm ảnh hưởng rất lớn trong kinh doanh. Thông thường, khách hàng mua sản phẩm dựa trên cảm tính của họ. Có thể vì nhu cầu cần thiết, cũng có thể thích thì mua, nhưng cũng có thể mua do lời mời chào của dịch vụ quảng cáo. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu 5 yếu tố giúp bạn bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Bạn mất rất nhiều thời gian và công sức để giới thiệu sản phẩm nhưng cuối cùng cũng chẳng ai mua, hoặc rất ít người ủng hộ, vì sao? Có thể lời nói của bạn không hấp dẫn, không có trọng lượng, sản phẩm cũng chẳng có gì đặc biệt so với các sản phẩm cùng loại khác… hàng ngàn lý do có thể. Nhưng cùng có thể chỉ vì có một người nào đó đáng tin cậy với họ đã và đang dùng nói thích, và họ không ngần ngại mua sản phẩm của bạn về dùng thử và tin dùng với những lần sau. Đó là sự tương tác trong quan hệ xã hội.
Một người nổi tiếng đại diện cho nhãn hiệu hay một nhà sản xuất uy tín trên thị trường luôn là đó luôn là “tờ giấy bảo hành” cho chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp hay quảng cáo. Cộng với việc nhay bén của nhân viên Marketing về việc tìm hiểu khách hàng trước khi giới thiệu sản phẩm sẽ thu hút lượng khách hàng đáng kể cho công ty của mình.
Có một câu chuyện “Tôi kinh doanh dịch vụ giải trí. Những khách hành của tôi thường là những người có tiềm lực về kinh tế. Đến với dịch vụ của chúng tôi, chất lượng dịch vụ tốt với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động. Máy móc thiết bị ở mức ổn, độ thẩm mỹ của cửa hàng ở mức khá, giá cả thì vô cùng đắt đỏ. Nhưng cửa hàng tôi vẫn luôn đông khách, mặc dù quanh đó vẫn có nhiều đối thủ cung cấp dịch vụ như tôi. Hàng tháng, chúng tôi vẫn gọi điện, hay gửi tặng những khách hàng thân thiết những chiếc bánh hay những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Những ngày lễ, chúng tôi thực hiện trương trình ưu đãi cho khách hàng. Những ngày mưa, nhân viên chúng tôi phát áo mưa cho khách hàng…”
Đó là câu chuyện nhỏ của một chủ cửa hàng kinh doanh. Nhưng đằng sau đó lại là cả một chiến lược. Giá cả cạnh tranh nhưng sự quan tâm, chăm sóc khách hành đã tạo lên hiệu ứng rõ rệt. Sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ là “Anh dùng dịch vụ tạo lợi nhuận cho tôi, tôi cung cấp cho anh những gì chúng tôi có mà anh đang cần”. Ai kinh doanh cũng làm được điều đó, nhưng để giữ chân khách hàng thì không phải ai cũng có thể làm được.
Trong kinh doanh, các nhà cung cấp luôn có những chiến lược đánh vào tâm lý “thích giá rẻ, chất lượng tốt” của khách hàng như: Đại hạ giá, mua một được hai, khuyến mại đi kèm… Nó tạo lên hiệu quả bất ngờ. Khách hàng nghĩ mình đã hời khi mua đúng dịp hạ giá, rẻ lại đẹp, tiết kiệm được khá nhiều tiền so với giá gốc của sản phẩm, và tất nhiên họ thỏa mãn với điều đó. Nhà cung cấp cũng vậy, sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng, tránh tồn hàng và họ vẫn thu về khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc hậu mãi.
Thay vì mất hàng giờ để giải thích những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, bạn hay đưa những vấn đề đó lên website của công ty. Việc làm đó như lời khẳng định mọi việc của chúng tôi đều được công khai, minh bạch, khách hàng cứ yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Đó như lời “cam kết” bằng văn bản của nhà cung cấp về sản phẩm của mình với khách hàng.
Với tâm lý thích sở hữu cái gì đó khan hiếm, các nhà cung cấp thường dùng “chiêu” “số lượng sản phẩm có hạn” để lôi kéo sự tò mò và sự “chiếm hữu” của khách hàng với mặt hàng đó. Có khi mua xong khách hàng chẳng buồn dùng đến nhưng lại rất thỏa mãn khi có được thứ mà người khác đang “săn lùng”.
Đó chính là tâm lý của người mua và cả người bán. Sự mới lạ luôn tạo được hiệu ứng tốt. Vì vậy, trong kinh doanh, các nhà cung cấp phải tạo cho mình một dấu ấn riêng từ dịch vụ đến sản phẩm mà mình cung cấp. Có vậy mới mong tồn tại trong môi trường đầy biến động của nền kinh tế này.