TIN TỨC

 

Landing page đóng vai trò quan trọng trong marketing. Biết những sai lầm thường gặp khi thiết kế landing page giúp bạn đạt được mục tiêu tiếp thị.

Landing page là một yếu tố quan trọng, quyết định thành bại của mọi chiến lược tiếp thị. Khi người dùng truy cập vào trang web, bạn chỉ có khoảng 8 giây để thu hút sự chú ý của họ và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thực tế, việc tạo các landing page khá đơn giản, kể cả đối với người không biết về code. Nhưng để langding page phát huy hiệu quả, đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao vẫn là một vấn đề khó khăn đối với hầu hết các digital marketer. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lỗi phổ biến hay mắc phải trong việc tạo landing page để giúp bạn nhận thức chính xác hơn và tránh được những sai lầm cơ bản.

1. Quá đề cao cái tôi trong việc sử dụng ngôn ngữ

Không quá tâng bốc, đề cao mình

Để xây dựng một landing page thành công, bạn thật sự phải là một bậc thầy về thuyết phục. Sự thuyết phục này không phải tập trung vào quảng cáo rằng thương hiệu của bạn tuyệt vời như thế nào mà nó phụ thuộc vào các lợi ích các nội dung (video, content, slide giới thiệu,…) có thể đem đến cho người tiêu dùng.

Và để thực hiện được điều này, cần phải có sự tinh tế nhất định.

Không có gì đáng xấu hổ khi tỏ ra tự tin với thương hiệu của mình. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn đứng ở một vị trí trên trời và nói toàn những lời tâng bốc. Đó không phải là sự tự tin mà đó là tự cao, là sự thổi phồng.

Lời khuyên cho bạn đó là hãy dùng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích – đặc biệt trong lời kêu gọi hành động – để tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với người đọc. Không nên dùng ngôn ngữ với quá nhiều tính từ hoặc mệnh đề. Điều này khiến cho người dùng có cảm giác bạn không chắc chắn và hiếu chiến.

Ví dụ:

A: Điều đó thật sự đơn giản. Hãy học cách chúng ta có thể thay đổi phương pháp tiếp cận với người khác.

B: Chúng tôi đã cố gắng để loại bỏ những thách thức trong quá trình gian khổ hằng ngày để trở thành người tự tin hơn. Tìm hiểu thêm về cách tăng sự tự tin bằng việc đặt niềm tin vào quy trình tám bước hoàn toàn đơn giản của chúng tôi.

Bạn có nhận ra sự khác biệt? Ví dụ A mang đến cảm giác tự tin và xác thực. Còn ví dụ B thì rất khó hiểu và trừu tượng.

2. Hình thức quá phức tạp (Overly-compicated)

Không nên tạo ra các biểu mẫu quá phức tạp

Đa số những người truy cập vào landing page của bạn chỉ đang ở trong giai đoạn Nhận thức của hành trình mua hàng. Điều này có nghĩa là họ chỉ mới nhận ra được vấn đề của mình và mong muốn tìm người giúp đỡ.

Tại giai đoạn này, khách hàng có rất ít thông tin về doanh nghiệp của bạn và không mấy quan tâm xem bạn là ai. Họ chỉ muốn tìm kiếm câu trả lời và thông tin mình cần. Đây chính là thời điểm thích hợp để cung cấp cho họ một giá trị, ví dụ như ebook, quà tặng,.. nhưng đừng nên gắn vào đó một biểu mẫu (Option) yêu cầu họ phải đăng ký quá nhiều thông tin. Ngay cả khi bạn đem đến cho họ những giá trị tốt nhất thì cũng sẽ chẳng ai bận tâm nếu bạn bắt buộc họ điền vào biểu mẫu tất cả thông tin riêng tư của họ.

Ở giai đoạn đầu của mối quan hệ, bạn vẫn chưa được quyền hỏi điều đó.

Khách hàng truy cập vào trang web của bạn luôn có tâm lý muốn bảo vệ thông tin các nhân của mình trước những câu hỏi quá sâu. Do đó, điều bạn có thể và nên làm lúc này là yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin đơn giản như tên và địa chỉ email. Nếu tích hợp một biểu mẫu dạng popup lên trang đích (landing page), bạn cần chắc rằng nó chỉ yêu cầu những thông tin đơn giải như vậy.

Đừng cảm thấy rằng bạn “cho đi quá nhiều nhưng nhận lại chẳng bao nhiêu”. Từ địa chỉ email, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục nuôi dưỡng, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Để đạt được thành công, mọi thứ đều cần phải có thời gian và sự kiên trì.

3. Thiếu ngữ cảnh

Tạo ra nhiều landing page khác nhau để phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể

Để tạo được một landing page tối ưu và đạt hiệu quả cao, bạn cần xem xét cách người dùng đi đến trang đích của bạn. Họ đã click thông qua trang mạng xã hội? Họ đã tìm thấy bạn thông qua công cụ tìm kiếm? Hay họ truy cập vào trang vì bị cám dỗ bởi quảng cáo pay-per-click?

Hiểu được nguyên nhân người dùng vào landing page sẽ giúp bạn có được các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Nếu landing page của bạn được xếp hạng tốt cho một từ khóa phổ biến nào đó thì phần lớn lượng truy cập có thể đến từ Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Từ đó bạn biết được rằng người dùng đang mong muốn câu trả lời cho vấn đề gì, điều gì có thể giúp bạn dẫn dắt khách hàng đến với trang đích nhiều hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một trong những sai lầm lớn nhất của các thương hiệu là sử dụng những quảng cáo phải trả tiền(PPC) nhưng kết quả thu được chỉ là một lượng khách hàng đăng ký nhận báo giá hoặc đặt lịch cho một bản demo/tư vấn gì đó. Phương pháp này đôi khi hữu hiệu nhưng đôi khi cũng giết chết tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

Lời khuyên ở đây là hãy tạo ra nhiều landing page khác nhau để phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể và hành trình của người mua hàng. Điều này sẽ giúp bạn biết được tỷ lệ chuyển đổi đang ở mức nào và tăng chất lượng tổng thể của trang.

4. Lời kêu gọi hành động chung chung (Generic Call-to-action)

Lời kêu gọi cần rõ ràng, cụ thể

Call-to-action có vẻ là một chi tiết rất nhỏ nhặt nhưng ngôn ngữ bạn sử dụng cho lời kêu gọi thật sự có thể tác động đến hành vi của người dùng.

Khi bạn đưa ra một CTA chung chung, người dùng sẽ không có nhiều kỳ vọng về giá trị.

Mặt khác, khi sử dụng ngôn ngữ cụ thể, người dùng sẽ cảm thấy tò mò, háo hức chờ đợi những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mong đợi chính là một yếu tố mấu chốt, rất quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ giữ thương hiệu với người dùng.

Sự mập mờ, không rõ ràng có thể khiến người dùng cảm thấy hụt hẫng và làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, hãy chọn những câu CTA có từ ngữ cụ thể hơn.

Một số câu CTA hiệu quả để bạn tham khảo:

  • Nhận hướng dẫn của bạn
  • Giữ chỗ cho tôi ngay
  • Đưa tôi tới đó
  • Gửi thông tin vào mail cho tôi
  • Đọc ebook của bạn
  • ….

CTA càng rõ ràng và liên quan đến nội dung (thường đặt ngay sau nội dung) thì sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

5. Thiết kế quá phức tạp

Thiết kế càng đơn giản, trải nghiệm người dùng càng tốt

Khi tối ưu hóa thiết kế Landing Page, bạn cần chú ý đến thiết kế chuyển đổi. Sự đơn giản trong thiết kế và tự điều hướng nên được ưu tiên. Khi người dùng truy cập vào trang, họ thường thường chỉ lướt qua văn bản bởi trong thời đại công nghệ số, mọi người đang dần trở nên lười đọc hơn.

Do đó, trong vài giây lướt qua đó, người dùng cần biết được bạn cung cấp những gì cho họ và tại sao nó lại quan trọng. Họ sẽ không tìm ra các thông tin này nếu phông chữ quá khó đọc, định dạng phức tạp, gây mất tập trung hoặc màu sắc quá chói mắt.

Hãy nhớ rằng thiết kế càng dễ dàng, trải nghiệm của người dùng càng tốt.

Landing page là một điều cực kỳ quan trọng khi muốn thiết kế web bán hàng chuyên nghiệp. Đã đến lúc xem xét, kiểm tra lại và thay đổi nếu trang đích của bạn mắc phải các sai lầm như trên. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi và đem đến hiệu quả tốt hơn cho công việc kinh doanh online của bạn.

Nguồn: Tổng hợp internet