TIN TỨC

 

Làm người lãnh đạo không hề dễ dàng. Đôi khi, người ở vị trí lãnh đạo hay quản lý còn sử dụng quyền lực của mình để ép người khác phải làm những việc mà họ không muốn hay không thích. Là một người lãnh đạo, bạn không nên làm 9 điều sau đây:

1. Bắt nhân viên tiết lộ những bí mật cá nhân

Cho dù với bất cứ mục đích nào, việc bắt ép người khác tiết lộ những thông tin hay bí mật cá nhân có thể khiến người đó có ác cảm và không còn cảm giác tin tưởng với người đối diện. Hiểu chi tiết về người khác hay nắm giữ những bí mật cá nhân không giúp cho bạn có thể “điều khiển” được người đó hay bắt ép nhân viên của bạn làm việc tốt hơn. Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn không nhỏ giữa bạn với nhân viên của bạn.

Bạn có thể sẽ nhận phải những thái độ khó chịu từ nhân viên của mình và đó có thể là mầm mống cho những xung đột lớn có thể xảy ra sau này. Hoặc nhân viên của bạn sẽ bỏ việc để tìm kiếm một công việc khác.

2. Tạo áp lực cho nhân viên và ép họ phải tham gia các sự kiện xã hội

Trong một số ngành, nhân viên không thích phải giao thiệp hay tham gia những sự kiện ngoài lề nếu như không liên quan tới công việc. Nếu cấp trên tạo áp lực, yêu cầu họ phải tham gia, họ thường kiếm cớ lảng tránh. Một số trường hợp, sếp sử dụng giấy mời để tạo áp lực, buộc nhân viên phải tham gia. Tấm giấy mời khiến cho nhân viên cảm thấy áp lực hơn và cho dù họ có tham gia sự kiện đó, họ cũng không cảm thấy thoải mái.

Áp lực bạn tạo ra có thể khiến nhân viên rơi vào tình trạng stress

Để khiến cho các nhân viên tích cực hơn nữa trong việc tham gia các sự kiện xã hội của công ty mà không hề có bất cứ sự phàn nàn hay gượng ép nào. Bạn nên tổ chức các sự kiện rộng khắp, bao gồm nhiều đối tượng và phải thật thoải mái, mang lại nhiều ý nghĩa như tiệc sinh nhật cho tất cả các nhân viên trong công ty hay tổ chức đi dã ngoại giúp nhân viên xả stress. Bạn cũng nên nhờ các nhân viên khác lôi kéo và tạo động lực cho nhân viên đó muốn tham gia sự kiện hơn.

3. Làm cho nhân viên cảm thấy họ nên ủng hộ cho một tổ chức từ thiện

Một số công ty bắt ép các nhân viên phải đóng góp cho quỹ từ thiện của công ty chỉ vì không muốn thua kém các công ty khác trong các hoạt động xã hội – từ thiện.

Nhiều tổ chức hay sự kiện từ thiện rất có ý nghĩa, thay vì bắt ép họ phải đóng góp. Hãy đưa ra những lý do chính đáng kêu gọi mọi người ủng hộ. Hàng năm, nước Việt Nam phải chịu nhiều thiên tai, bão, lũ. Những sự kiện từ thiện với mục tiêu đóng góp và đùm bọc đồng bào vùng thiên tai lũ lụt là những sự kiện mà 100% nhân viên các công ty cần tham gia. Hãy đưa ra những ý nghĩa thiết thực để thuyết phục các nhân viên trong công ty của bạn.

4. Yêu cầu nhân viên làm điều tương tự như nhân viên khác

Khả năng của mỗi cá nhân trong một tập thể là không giống nhau. Mỗi người có một chuyên môn, kinh nghiệm xử lý và khả năng khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Bạn không thể giao cho một nhân viên một dự án và nhận ra nhân viên ấy sẽ không thể hoàn thành dự án đó. Với sự thất vọng của mình, bạn lại chỉ định cho một nhân viên khác hoàn thành nốt dự án mà nhân viên trước đó đang làm dang dở.

Điều này khiến cho nhân viên mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng “nhìn người” của bạn. Hãy nắm rõ chuyên môn của từng người và khả năng cũng như lĩnh vực mà người đó giỏi nhất. Một người chỉ có thể phát huy toàn bộ năng lực của mình khi được làm đúng chuyên môn, sở trường và quan trọng hơn là người đó làm việc bằng chính đam mê của mình.

Bạn cũng đừng trách móc nhân viên đã không hoàn thành dự án đó. Thay vào đó, bạn hãy hỏi xem nhân viên đó gặp khó khăn ở đâu? Có cần thêm người giúp đỡ hay không? Và chỉ định một người có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết hơn để giúp nhân viên đó hoàn thành công việc. Điều này sẽ giúp củng cố niềm tin từ 2 phía, nhân viên với sếp và ngược lại.

5. Để nhân viên không có thời gian nghỉ ngơi

Không gian làm việc thư giãn, thoải mái có thể giúp nhân viên giảm stress khi phải làm thêm giờ

Đôi khi công việc nhiều khiến nhân viên của bạn phải OT (Over time – làm thêm giờ) và họ phải làm việc liên tục 24-72 giờ liền mà không được nghỉ ngơi. Bạn nên dành cho nhân viên của mình có những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn và giảm áp lực cho họ.

6. Yêu cầu nhân viên tự đánh giá bản thân

Các công ty bây giờ đều áp dụng KPI vào việc tính lương cho nhân viên. Tuy nhiên, bạn không nên đánh giá năng lực hay yêu cầu nhân viên tự đánh giá năng lực của bản thân dựa vào mức độ hoàn thành KPI của nhân viên đó. Xét theo khía cạnh nào đó, việc đánh giá này mang tính xây dựng, nhưng nó cũng khiến nhân viên không hoàn thành công việc thực sự tốt trở nên mặc cảm.

7. Yêu cầu nhân viên đánh giá đồng nghiệp

Không ai muốn phê bình những người làm việc cùng đội nhóm hay cùng công ty với mình. Có thể việc đánh giá được giữ bí mật nhưng trong thực tế, mọi người luôn nhận ra được ai đang nói về ai.

Những ông chủ ghép nhân viên vào làm việc theo nhóm hoặc theo cặp khi đã nắm được khả năng và sở trường của họ. Vì vậy, việc đánh giá đồng nghiệp là không cần thiết.

8. Yêu cầu nhân viên nhắc nhở sếp

Các ông chủ không nên yêu cầu nhân viên giám sát các hành động hay sự thể hiện của mình. Đối với các nhân viên, đó là hoàn cảnh khó xử mà họ không muốn vướng vào chút nào. Nếu là một ông chủ, bạn có một lịch làm việc dày đặc và khó có thể tự quản lý thì bạn hãy nhờ trợ lý hoặc thư ký riêng làm việc này. Các nhân viên khác cũng có những công việc của riêng họ. Hãy để họ tập trung vào công việc mà họ đang làm.

9. Yêu cầu nhân viên làm những việc mà bạn không làm

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng qua ví dụ này bạn sẽ hiểu rằng việc cùng làm việc nào đó với nhân viên của mình có thể tạo động lực rất lớn cho nhân viên của bạn.

Các nhân viên sẽ sẵn sàng làm những điều mà ông chủ của họ cũng làm. Ví dụ như một giám đốc có thể cùng chuyển hàng với các công nhân khi muốn nhanh chóng đáp ứng được thời hạn của khách hàng. Việc này sẽ khiến cho những người cấp dưới cảm thấy hăng say và có động lực hơn với công việc.

Hiệu suất làm việc của nhân viên phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý và cư xử hàng ngày của người lãnh đạo. Đừng bắt ép nhân viên hay yêu cầu họ làm những việc “bất khả thi”. Thay vì tạo áp lực, hãy tạo ra một môi trường khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và khiến họ cảm thấy những đóng góp của mình có ý nghĩa. Đó là việc làm rất quan trọng mà khi mới bắt đầu lập website bán hàng hay khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải nắm thật rõ.