Quản lý nhân sự luôn có tính nan giải vì không phải nhân viên nào cũng chấp nhận mọi sự điều khiển được đưa ra từ cấp trên. Bạn muốn sa thải? Nhưng bạn có nghĩ họ là một trong những nhân tài cần nắm giữ nhất của công ty trong thời điểm hiện tại không? Hãy bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của CSTSoft để có những biện pháp “thu phục” chuẩn xác, nhẹ nhàng và hiệu quả.
1. Nhóm kiêu căng
Đó là nhóm người luôn tự phụ về giá trị của bản thân. Họ nghĩ rằng nếu không có mình thì mọi việc sẽ không được giải quyết một cách ổn thỏa và nhanh chóng. Trong mọi trường hợp, nhóm nhân viên này sẽ không cho tình cảm lấn áp lý trí để xử lý tình huống nên nhiều khi họ còn bị xem là “thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh”.
Chắc hẳn không ít lần sếp của nhóm người này điên đầu và nóng mặt vì tính kiêu căng, tự phụ của nhân viên. Tuy nhiên, nếu không giữ được tố chất bình tĩnh của người lãnh đạo thì việc tranh cãi hay mắng mỏ chỉ khiến tình hình càng trở lên căng thẳng hơn mà thôi.
Cách quản lý: Đưa ra những lợi ích đi kèm với trách nhiệm
Trước hết bạn cần phải hiểu rõ vai trò của những người này ở trong công ty là gì? Nếu thiếu họ công việc bị ảnh hưởng nhiều hay ít? Vì trên thực tế, với góc độ khách quan thì người kiêu căng luôn có những năng lực nổi bật, thích làm theo ý mình và “pha” đôi chút tố chất của một người lãnh đạo. Do đó, muốn quản lý nhóm người này bạn hãy đưa lợi ích của công việc sắp tới kèm theo đó là trách nhiệm để kích thích sự phấn đấu cũng như nâng cao tầm quan trọng thành công mà họ sẽ đạt được.
2. Nhóm hay cáu
Không phải những lúc thần kinh bị căng thẳng họ mới hay cáu gắt, mà nhóm nhân viên này có thể cáu gắt bất cứ khi nào họ cảm thấy không hài lòng với những việc đã và đang xảy ra. Họ thường đổ lỗi cho đồng nghiệp, những người xung quanh và không ngần ngại lớn tiếng ngay lúc đó và không cần biết có nhiều người đang nhìn mình hay không.
Nhưng nhiều trường hợp, không chỉ dừng ở mức mắng chửi, nhóm người hay cáu này sẵn sàng dùng bạo lực để chấm dứt mọi vấn đề. Vậy là vị trí của người lãnh đạo bạn phải làm sao để khắc phục tính xấu này của nhân viên?
Cách quản lý: Hãy tạo điều kiện để những nhân viên “khó ưa” này được tư vấn tâm lý và trò chuyện thẳng thắn về các vấn đề mà họ đang gặp phải.
Chỉ có cách giải tỏa tâm lý bằng sự động viên chia sẻ của sếp, đồng nghiệp thì những “u uất” khó nói trong lòng họ mới giảm đi hoặc mất hẳn. Đồng thời, điều này cũng giúp khoảng cách giữa sếp và nhân viên hay đồng nghiệp với nhau được rút ngắn và đoàn kết hơn.
3. Nhóm thích đổ lỗi
Gần giống nhóm nhân viên hay cáu gắt, nhóm thích đổ lỗi chẳng mấy khi hoặc chẳng bao giờ thừa nhận cái sai, khuyết điểm của mình và chắc chắn “nhận lỗi” là điều khó có thể xảy ra với cuộc sống thường ngày của họ.
Cách quản lý: Giao những công việc mang tính chất độc lập, trách nhiệm riêng. Bên cạnh đó cần nói rõ cho họ biết những lời nhận xét và quan điểm của họ là không đúng với tình hình thực tế cũng như ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp và những mối quan hệ xung quanh.
4. Nhóm nhiều chuyện
Thông thường nhóm nhiều chuyện thiên lệch về các chị em phụ nữ thích tám và “bới móc” những chuyện “vô cùng” không liên quan. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là cái nhìn chủ quan vì trên thực tế có khá nhiều đồng nghiệp nam thích bàn tán và nói xấu đồng nghiệp, sếp hoặc bất kỳ ai đã lọt vào tầm ngắm của họ.
Điều này thực sự không hề tốt vì nó làm rạn nứt các mối quan hệ, mâu thuẫn nội bộ bị đẩy cao, tính đoàn kết bị ảnh hưởng. Và đó cũng là một trong những hành vi phá hoại mà bạn cần chú ý và khắc phục.
Cách quản lý: Gặp và nói chuyện trực tiếp với nhân viên nhiều chuyện, tung tin đồn để giải quyết công khai những vấn đề có liên quan. Đồng thời nhắc nhở khéo những tác hại có thể xảy ra nếu câu chuyện đi quá xa ngoài tầm kiểm soát của cả người đồn và người bị đồn.
5. Nhóm thụ động
Chẳng có chính kiến gì trong mọi việc, bảo làm gì thì đi làm lấy. Đó là đặc điểm của nhóm nhân viên thụ động trong mọi thứ. Trong nhiều trường hợp, họ còn thể hiện ý kiến của mình qua hành động “chỉ hoàn thành công việc ở những phút cuối cùng của kế hoạch”. Hành động này xuất phát từ việc không đồng tình với một cái gì đó như quyết định của cấp trên, kế hoạch của nhóm làm việc, ý kiến của mình không được coi trọng…
Cách quản lý: Quy định về thời gian phải hoàn thành công việc được giao. Kiểm soát chặt chẽ tiến độ làm việc của nhóm nhân viên này qua báo cáo cuối ngày hoặc cuối tuần.