Trong mảng kinh doanh online, website bán hàng là nơi trưng bày sản phẩm – giao dịch – thanh toán giữa chủ và khách hàng. Do đó, nội dung và cấu trúc website phải thiết kế phù hợp, rõ ràng để thu hút được sự chú ý của khách hàng trước sự quá tải nội dung – vốn thường gặp ở những website bán hàng vừa và lớn. Và giải pháp chính là thiết kế riêng Landing Page với nội dung trực quan, cố định, tại đây bạn có thể đưa ra các thông tin kích thích khách hàng mua sắm. Bài viết dưới đây được biên dịch từ website quicksprout.com của tác giả Neil Patel, chia sẻ 8 bí quyết thiết kế Landing Page hiệu quả nhất.
Landing Page là trang đích dạng call to action để kích thích khách truy cập mua hàng nhanh hơn.
1. Càng đơn giản càng tốt
Landing Page là trang đích hướng người đọc chỉ quan tâm 1 nội dung nhất định, đơn giản và tập trung vào 1 sản phẩm/ dịch vụ cụ thể. Thực tế, theo thống kê có đến 48% Landing Page được thiết kế quá lan man, không tập trung vào một nội dung rõ ràng. Bạn nên loại bỏ những tính năng bổ sung không cần thiết, đưa những thứ quan trọng vào phần trọng tâm của Landing Page và làm nổi bật chúng. Hãy nhìn ví dụ dưới đây.
2. Áp dụng quy luật 5 giây
Landing Page là nơi hấp dẫn sự chú ý của người dùng, vì vậy nó không chỉ cần đơn giản mà còn phải trực tiếp và nhanh chóng, tránh dài dòng, lan man. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên áp dụng quy luật 5 giây. Để làm được điều này bạn nên chọn cách tiếp cận tối giản nhất, thường là một tiêu đề, một hình ảnh và một nút kêu gọi hành động. Bên cạnh đó, nội dung chính cần ở ngay phần đầu để thuyết phục khách hàng mà không phải lăn chuột tiếp.
Landing Page nên tập trung vào sự đơn giản, gọn gàng và thu hút.
Một người bình thường mất khoảng 2 giây để đọc tiêu đề chính, tiêu đề phụ và nút kêu gọi hành động, đây là những thứ họ quan tâm. Rồi sau đó, họ sẽ tự đánh giá và đưa ra quyết định trong 3 giây tiếp theo. Như vậy bạn có 5 giây để thuyết phục khách hàng hành động. Nếu bạn dẫn dắt nội dung trong Landing Page quá dài dòng, rắc rối thì tỉ lệ người dùng rời bỏ giữa chừng sẽ rất cao, họ thường không có kiễn nhẫn khi phải tìm kiếm thông tin quá lâu.
3. Tăng tốc tải trang
Nếu Landing Page của bạn mất 1s tải chậm thì tương đương tỉ lệ chuyển đổi sẽ giảm 7%. Do đó, hãy làm giảm lại tốc độ tải trang Landing Page của bạn ở mức thấp nhất bằng cách giảm nội dung dài dòng, giảm kích thước hình ảnh và hạn chế video trừ khi thực sự cần thiết. Có thể nói rằng bạn cần làm mọi cách để tăng tốc độ tải trang lên.
Google hiện nay đang cung cấp cho người dùng của mình công cụ kiểm tra và đánh giá tốc độ tải trang là PageSpeed Insights. Bạn có thể dùng để kiểm tra xem Landing Page của mình đã đạt tốc độ hợp lý chưa.
4. Sử dụng nhiều khoảng trắng
Hầu hết mọi người khi truy cập vào website nói chung và các Landing Page nói riêng đều chỉ đọc lướt qua nội dung, họ không muốn tốn quá nhiều thời gian vào các đoạn văn bản dài, quá nhiều chữ. Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng khoảng trắng giữa các đoạn và hai bên lề sẽ làm tăng khả năng nhận thức của người dùng lên 20%. Họ sẽ dễ tập trung hơn và không cảm thấy chán nản trước những đoạn văn bản. Nếu bạn muốn điều hướng Landing Page về các trang khác thì có thể tham khảo cách làm của Fpage như dưới đây.
5. Đừng quên thông tin liên hệ
Landing Page gần giống như một trang phụ của website, dùng để tập trung nội dung vào một thông tin nhất định nào đó. Do đó, bạn nên để lại thông tin xác thực giúp khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần mua hàng hoặc cần tư vấn sản phẩm.
Một số nhận xét từ người nổi tiếng về sản phẩm hoặc các đánh giá từ influencers – người có sức ảnh hưởng sẽ giúp Landing Page của bạn ghi điểm nhiều hơn.
Truy cập CSTSoft nếu bạn có nhu cầu tìm hiểm về cách làm Landing Page hiệu quả hoặc làm trang web dành cho người mới bắt đầu kinh doanh online