Văn hóa công ty là một trong những nét đặc trưng riêng của mỗi công ty, những nét văn hóa này làm cho công ty khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh, giúp thu hút và giữ chân các nhân sự tốt làm việc ở công ty mình.
Tuy nhiên có những công ty dù đã thành lập lâu năm nhưng vẫn chưa xây dựng được các nét văn hóa doanh nghiệp của mình. Do đó, để quá trình hoạt động của công ty được duy trì lâu dài và phát triển, thì những người lãnh đạo phải xây dựng và cải thiện văn hóa công ty từ những điều tưởng chừng như rất đơn giản và nhỏ nhặt. Những thay đổi tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ hiệu quả.
Văn hóa công ty là một trong những nét đặc trưng riêng mang dấu ấn của mỗi công ty.
Với quy mô công ty từ 10 – 20 người, đơn vị có thể nâng cao văn hóa công ty chỉ bằng một số cách thức đơn giản và tiết kiệm như sau.
Văn hóa nơi làm việc
1. Bàn làm việc có chậu cây xanh: Dù lớn hay nhỏ đều nên có, vì nhân viên ngồi máy tính nhiều sẽ mệt mỏi và hoa mắt. Có hình ảnh chậu cây sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Lót thảm: Chi phí thảm chỉ từ 65.000 – 150.000 đồng/m2 tùy vào chất liệu. Dù sao được làm việc trong môi trường có thảm sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ và ấm cúng hơn.
3. Tường nhà: Treo tranh, vẽ tường hoặc dán giấy hình ảnh thu hút kích thích nhân viên sáng tạo và năng động hơn. Chi phí thông thường khoảng từ 80.000 đồng/m2 giấy dán tường, khoảng 90.000 đồng/m2 tranh vẽ tường.
4. Khuyến khích nhân viên ăn mặc đẹp khi đi làm: Con người luôn yêu thích và hướng đến cái đẹp, do đó, mỗi công ty có thể khuyến khích nhân viên của mình cả nam và nữ nên ăn mặc thật đẹp khi đi làm. Làm đẹp cho bản thân cũng khiến cho mọi người tự tin hơn khi giao tiếp và làm việc với khách hàng.
5. Bàn ghế thoải mái: Tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại một không gian đậm chất startup năng động – hiện đại – mới mẻ thì có thể thực hiện đóng bàn ghế theo phương pháp sau:
– Khung sắt: Ra tiệm sắt đặt làm khung bàn bằng sắt vuông phi (2cm), cao 80cm, rộng và dài tùy các bạn. Sau đó sơn đen lại.
– Mặt bàn: Gỗ thông chi phí 350.000 đồng/m2. Làm mịn rồi vít vào khung là xong.
Như vậy chúng ta sẽ có một bàn dài 1mét, rộng 80cm, cao 80cm. Chi phí khoảng 400.000 đồng.
6. Xây dựng quỹ ăn quà vặt hàng tuần: Các chị em thích ăn quà vặt, với ngân sách từ 200.000 – 600.000 đồng/tuần sẽ giúp cho các nhân viên được thoải mái và yêu thích đến nơi làm việc của mình hơn.
7. Có giá để giày dép: Bước vào văn phòng trông sạch sẽ ngăn nắp bao giờ cũng ăn điểm với các bạn nhân viên mới đến và đối tác. Hơn nữa có kệ để giày dép cũng giúp cho văn phòng đỡ bẩn nhất, do mọi người cởi dép ngay khi vào phòng, dần dần hình thành ý thức và thói quen không đi dép trong phòng giúp văn phòng làm việc luôn sạch sẽ và thoải mái hơn.
8. Nhà vệ sinh thật sạch sẽ: Tất cả mọi người đều muốn sử dụng nhà vệ sinh thật sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của họ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý đến chi tiết này. Do đó khi bắt đầu tuyển người giúp việc dọn dẹp, công ty nên nhấn mạnh với họ việc dọn dẹp sạch sẽ nhà vệ sinh cho nhân viên mỗi ngày.
Văn hóa tư duy làm việc rõ ràng giúp mỗi nhân viên phát huy được thế mạnh của mình.
Văn hóa làm việc
Văn hóa 1: Tư duy tìm giải pháp – Giải quyết vấn đề
Startup thì quá nhiều vấn đề phát sinh nhưng sẽ thật hiệu quả nếu như cả team đều hiểu rằng chúng ta cần suy nghĩ tìm giải pháp. Tư duy – Chia sẻ giải pháp – Tổng hợp lại thành một giải pháp hữu hiệu rồi triển khai.
Làm gương từ các Founder: Những người quản lý và trưởng phòng tại công ty nên ý thức được mình là tấm gương cho nhân viên trong quá trình làm việc. Chính thái độ và cách làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên.
Văn hóa 2: Chịu trách nhiệm 100%
Khi bộ phận marketing không đem về đủ doanh số cho đội sale thì người leader mảng này sẵn sàng nhận lỗi 100% là của mình và không cần đưa ra lý do gì biện minh. Việc bạn nhận 100% trách nhiệm về mình không phản ánh bạn kém cỏi. Mà nó phản ảnh thái độ nghiêm túc và dám chịu trách nhiệm trong công việc. (Các thành viên trong team đổ lỗi cho nhau sẽ khiến não bộ ngừng hoạt động trong việc tìm kiếm giải pháp và tư duy cho vấn đề đang xảy ra).
Văn hóa 3: Đừng nghĩ hộ và nói hộ người khác
Nghĩ hộ nhân viên, nghĩ hộ trưởng phòng, nghĩ hộ cho những Founder cùng hợp tác… điều này chỉ làm thui chột đi khả năng tư duy của cấp dưới và tạo nên sự lười biếng giữa các Founder.
Giải pháp: Thay vì nghĩ hộ nói hộ, hãy tập cho nhân viên thói quen phân tích khi đứng trước một vấn đề:
+ Đâu sẽ là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này nhỉ?
+ Làm sao để thích hợp và không gây ảnh hưởng đến công ty?
+ …
Văn hóa công ty không được xây dựng trong một ngày một buổi. Để hình thành được các chất riêng biệt, lãnh đạo cùng các nhân viên của mình phải xây dựng nên từ những ngày đầu làm việc, để giúp văn hóa công ty được thể hiện rõ nét nhất trên thương trường.
Văn hóa công ty bắt đầu từ những điều nhỏ mà thành như vậy. Thậm chí website cũng là cách thể hiện đặc điểm văn hóa đó. Và http://cstsoft.net/ tự tin sẽ giúp bạn thiết kế tốt những tiêu chí này. Truy cập http://cstsoft.net/ để được tư vấn về cách tạo website thể hiện được nét riêng biệt của công ty bạn nhé.