TIN TỨC

 

Khi bạn đau đầu với câu hỏi “cạnh tranh như thế nào khi đối thủ đấu giá Google Adwords cao hơn?” thì có lẽ bạn đã hiểu sai về cách cạnh tranh thứ hạng trên Google. Hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn những điều cần biết để tăng thứ hạng quảng cáo nhé.

Cạnh tranh bằng chi phí

Trước hết bạn phải hiểu thứ hạng quảng cáo là gì?

Thứ hạng quảng cáo chính là thứ tự quảng cáo hiện trên trang kết quả truy vấn của người dùng Google. Nó có liên quan đến các quảng cáo khác và có ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của khách hàng đến quảng cáo của bạn.

Còn đấu giá quảng cáo là cách mà Google quyết định quảng cáo ào được hiển thị lên và vị trí hiển thị của nó.

Thứ hạng trung bình thể hiện vị trí xếp hạng quảng cáo của bạn so với quảng cáo khác. Được Google cung cấp rõ ràng cho bạn biết số lần hiển thị quảng cáo và vị trí thứ hạng tương ứng mỗi lần hiển thị.

Cạnh tranh thứ hạng quảng cáo chịu ảnh hưởng từ đâu?

Google đã khẳng định rằng: “Ngay cả khi đối thủ cạnh tranh của bạn có giá thầu cao hơn giá thầu của bạn, bạn vẫn có thể giành được vị trí cao hơn với mức giá thấp hơn bằng cách sử dụng từ khóa và quảng cáo có liên quan cao.” Cho nên, quan niệm về đối thủ trả giá từ khóa quá cao, bạn không thể cạnh tranh thứ hạng là điều hoàn toàn sai lầm.

Bạn đã hiểu sai về cách cạnh tranh thứ hạng quảng cáo. Như vậy một số yếu tố tác động đến nó là:

Xếp hạng quảng cáo (Adrank): là giá trị được sử dụng để xác định nơi quảng cáo được hiện trên trang và quảng cáo có được hiển thị hay không. Xếp hạng này được đánh giá dựa vào:

Xếp hạng quảng cáo

  • Điểm chất lượng: là ước tính mức độ liên quan của quảng cáo, từ khóa và trang đích với khách hàng. Nếu điểm chất lượng cao thì Google sẽ nghĩ quảng cáo của bạn phù hợp, hữu ích cho người xem quảng cáo.
  • Giá thầu tối đa (CPC tối đa): là số tiền cao nhất mà bạn sẵn lòng thanh toán cho một nhấp chuột trên quảng cáo của mình.

Cho nên, nếu bạn muốn cạnh tranh thứ hạng quảng cáo thì có thể sử dụng một số cách:

Tăng giá thầu: đây là cách mà mọi người hay dùng và đồng thời hiểu lầm về nó. Như đã nói ở trên, không hề có chuyện nếu bạn tăng giá thầu thì xếp hạng quảng cáo của mình sẽ là top 1.

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên cải thiện điểm chất lượng thông qua cải thiện mức liên quan của từ khóa và mẫu quảng cáo:

Về kỹ thuật: từ khóa chính xuất hiện ở dòng tiêu đề và phần mô tả, các từ khóa phụ xuất hiện trên văn bản quảng cáo.

Về nội dung:

  • Mẫu quảng cáo được viết sát với truy vấn của khách hàng, nội dung trang đích phải phù hợp với văn bản và từ khóa của Google Adwords.
  • Chuyển từ khóa vào các nhóm quảng cáo nhỏ hơn cho mục tiêu quảng cáo được chi tiết hơn.
  • Tìm kiếm nhóm quảng cáo có từ khóa khác loại nhưng có liên quan để quảng cáo giúp khách hàng truy vấn ra nội dung mà họ cần cách toàn diện hơn.
  • Dùng câu từ trực tiếp hơn phù hợp với ý định truy vấn của người dùng.
  • Sử dụng những từ khóa phủ định: giúp ngăn quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người đang tìm kiếm nội dung mà bạn không cung cấp.

Về hình thức trình bày: rõ ràng, dễ đọc, nổi bật, và dùng thêm tiện ích mở rộng.

Cải thiện chất lượng trải nghiệm trang đích trên cả máy tính và smartphone của bạn: trang đích không nên quá dài dòng, nội dung liên quan đến từ khóa quảng cáo, thông tin hữu ích, không sao chép.

Sau khi bạn đã đạt được thứ hạng cao, để quảng cáo Adword của bạn cạnh tranh được thì phải biết cách duy trì thứ hạng này bằng cách:

Điều chỉnh lại giá thầu bằng tay: dựa vào số liệu trước đó mà điều chỉnh CPC khi thứ hạng trung bình thay đổi.

Đặt giá thầu tối đa lại một cách tự động: áp dụng những quy tắc thay đổi CPC tự động để duy trì thứ hạng quảng cáo của bạn.

Nhưng, đây không phải là cách luôn hiệu quả để cạnh tranh thứ hạng quảng cáo, mà để tiết kiệm hơn bạn hãy cân nhắc lại các yếu tố khác của mình đã được tối ưu chưa trước khi cạnh tranh với đối thủ bằng chi phí.

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong vấn đề này hãy để công ty CSTSoft chúng tôi trợ giúp cho bạn. Hãy truy cập vào trang web http://cstsoft.net để tìm hiểu thêm những thủ thuật giúp doanh nghiệp bạn thiết kế ra một website hoàn hảo, phù hợp với mặt hàng bạn kinh doanh và nhất là tăng khả năng cạnh tranh của bạn nhé.