TIN TỨC

 

Văn phòng Ủy viên thông tin (ICO) của Anh đã đưa ra quyết định chính thức phạt Facebook nửa triệu bảng vì vụ rò rỉ thông tin người dùng liên quan đến Cambridge Analytica.

Theo Telegraph, trải qua nhiều cuộc điều tra, ICO chính thức đưa ra mức phạt đối với scandal rò rỉ thông tin của Facebook hôm thứ tư này là 500.000 bảng. Tại Anh, ICO cho biết có khoảng ít nhất một triệu người dùng bị ảnh hưởng. Thông tin về mức phạt vốn đã được dự đoán từ nhiều tháng trước.

Hành vi thu nhập thông tin người dùng của Cambridge Analytica đã bắt đầu từ rất lâu. Công ty tạm dừng mọi hoạt động vào năm 2015 sau khi bị tờ Guardian phanh phui.

Facebook chính thức bị phạt 500.000 bảng Anh. Ảnh: BBC.


"Facebook đã phụ mọi kỳ vọng của người dùng. Mạng xã hội lớn nhất thế giới lẽ ra phải có những chính sách bảo mật phù hợp", Elizabeth Denham, Ủy viên bảo mật thông tin nói.Tuy nhiên, đến năm 2018, Facebook và Cambridge Analytica lại gây ra một trong những vụ bê bối dữ liệu người dùng lớn nhất từ trước đến nay. Cambridge Analytica được Facebook cấp quyền sử dụng thông tin người dùng nhưng lại dùng sai mục đích. Những số liệu này được dùng để nhắm đối tượng các quảng cáo chính trị, tác động mạnh mẽ lên kết quả cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ.

Theo BBC, số tiền phạt mà Facebook phải chịu có thể sẽ lớn hơn gấp nhiều lần nếu vụ scandal bị đem ra ánh sáng vào tháng năm, khi bộ luật an ninh mạng mới được ban hành tại Châu Âu. Cụ thể, số tiền có thể lên đến 18 triệu bảng Anh.

"Đáng ra chúng tôi sẽ phạt Facebook nặng hơn. Nhưng bộ luật GDPR lại có hiệu lực chính thức vào tháng 5", bà Denham trả lời.

Mặt khác, phát ngôn viên của Facebook cho rằng Facebook tôn trọng ý kiến của ICO, đồng thời bác bỏ một vài thông tin cho rằng Facebook can thiệp vào scandal bê bối dữ liệu cá nhân trước năm 2015. Bên phía Facebook còn cho rằng ICO không có đủ bằng chứng để kết luận rằng dữ liệu cá nhân của công dân Anh bị Cambridge Analytica dùng cho mục đích xấu.

"Lẽ ra chúng tôi phải tiến hành điều tra sớm hơn. Chúng tôi vui mừng vì ICO chấp nhận sự hợp tác của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ vụ việc", phát ngôn viên của Facebook nói.

Facebook từng bị chặn bởi nhiều quốc gia vì xâm phạm thông tin người dùng. Ảnh: B.I.


Sau vụ bê bối tại Mỹ, Facebook đã bị giám sát chặt chẽ hơn tại Châu Âu. Trong số 87 triệu người dùng bị lộ thông tin có khoảng 2,7 triệu là cư dân của Châu Âu. Vì vậy, nghị viện châu Âu đã yêu cầu CEO Facebook điều trần.Tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang xem xét việc Facebook có phải bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền riêng tư của 87 triệu người dùng hay không. Theo FTC, Facebook sẽ phải đối mặt với số tiền phạt khổng lồ vì đã lừa dối hàng chục triệu người dùng.