Ngành kinh doanh quần áo thời trang Nam mặc dù không còn đủ sức hấp dẫn giới kinh doanh vì đã sự cạnh tranh lớn trong khi thị trường cũng đã bão hòa, nhưng vẫn còn vài nhóm phân khúc khách hàng đặc biệt vẫn luôn có nhu cầu mua sắm. Do đó, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực này, bạn nên chú ý chuẩn bị những thứ sau cho shop quần áo của mình.
Thời trang Nam đã bão hòa nhưng chưa hết cơ hội cho người mới bắt đầu kinh doanh.
1. Xác định phân khúc đối tượng
Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước điều KHÔNG NÊN chính là tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi một sự thật là bạn sẽ không thể cung cấp được lượng sản phẩm khổng lồ cho quá nhiều đối tượng lựa chọn. Một shop thời trang nam không đâu vào đâu sẽ dễ dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn do không phù hợp với thị hiếu khách nào cả.
Bên cạnh đó, tập trung vào đúng phân khúc bạn sẽ có chính sách marketing phù hợp hơn, tiết kiệm chi phí về lâu dài.
2. Tìm nguồn hàng giá rẻ
“Vắng mợ chợ vẫn đông”, bạn không bán hàng sẽ có shop khác bán. Vì thế, để cạnh tranh tốt nhất chính là giá bán tốt cho khách mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho shop. Ví dụ, miền Bắc thì thường nguồn hàng Quảng Đông được ưa chuộng hơn vì giá rẻ và mẫu mã đa dạng, miền Nam thì các công ty may mặc công nghiệp với số lượng lớn sẽ là nơi cung cấp nguồn hàng giá rẻ cho người mới kinh doanh.
Nếu bạn có tay nghề, hãy tự thiết kế và cắt may để đảm bảo nhu cầu thời trang “độc-lạ” của một bộ phận nam giới. Chưa kể, nếu nhắm vào phân khúc này, lợi nhuận sẽ được tăng lên đáng kể hơn, dễ thu hút được lượng khách hàng trung thành hơn.
3. Chuẩn bị vốn
50% vốn dành cho đợt lấy hàng đầu tiên là lời khuyên của những người có kinh nghiệm mở shop thời trang. Đừng dành hết vốn cho chuyến hàng đầu tiên hoặc dành quá ít đều không thích hợp, nguyên tắc được ăn cả ngã về không sẽ không áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh quần áo thời trang nam. 50% chi phí còn lại sẽ dành cho các khoản dự phòng, trang trí, quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng….
Hầu hết nam giới thích sự trang trí đơn giản, gọn gàng và tông màu trầm nam tính.
4. Trang trí
Bạn muốn shop thời trang sẽ rộng bao nhiêu mét vuông? Hay chỉ kinh doanh online? Với khách hàng nam giới nên trang trí như thế nào thì bắt mắt?… là những điều cần chú ý trong khâu trang trí shop thời trang.
Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng, quần áo mẫu… nên được chăm chút kỹ càng và tỉ mỉ vì đây là những thứ đầu tiên “đập vào mắt” khách hàng khi họ vào shop.
5. Thiết bị an ninh
Camera quan sát bước thực ra phòng mất trộm là chính vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của shop. Riêng với các hàng cao cấp, đòi hỏi bạn nên có cổng từ an ninh, bởi thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, do chip từ sẽ được gắn trên mỗi sản phẩm.
Nam giới phân khúc thu nhập tầm thấp và trung bình thường dễ tính khi chọn mua các sản phẩm thời trang. Riêng phân khúc cao cấp, người mua sẽ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ quan tâm chất lượng và mẫu mã. Vì thế, với mỗi phân khúc khách hàng được xác định rõ ràng từ ban đầu, bạn sẽ có những chuẩn bị thích hợp hơn khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh quần áo.
Hầu hết các shop thời trang truyền thống hiện nay đều không quên hình thức kinh doanh online bằng cách lập website bán hàng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn với chi phí hợp lý hơn nhiều hình thức kinh doanh khác. Liên hệ CSTSoft để được tư vấn thiết kế web bán hàng và kinh doanh quần áo online hiệu quả nhé.