Cứ 10 người khách thì sẽ có đến 8 người than phiền rằng shop của bạn có mức giá quá cao, dù rằng giá mà bạn đưa ra không hề đắt so với thị trường. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý thế nào? Quyết định giảm giá hay nổi giận, phản bác lại khách hàng? Dưới đây sẽ là cách xử lý tình huống khéo léo mà 1 chủ shop nên áp dụng.
Bước 1: Xoa dịu khách hàng
Đầu tiên, hãy xoa dịu khách hàng bằng cách thể hiện sự đồng cảm đối với những ý kiến của họ. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời: “Dạ, em cảm ơn anh/chị. Khi mua hàng thì ai cũng cần cân nhắc giá cả. Nhưng anh/chị yên tâm. Tiền nào của đó. Có rất nhiều khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm của shop em đều cảm thấy rất hài lòng.”
Bạn cần xoa dịu và thể hiện đồng cảm với khách hàng
Bước xoa dịu của bạn thành công, khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, quan tâm và tất nhiên họ sẽ không còn quá gay gắt với bạn nữa.
Bước 2: Tìm ra nguyên nhân
Tiếp theo, cần tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng lại chê giá đắt. Bạn nên đặt ra những câu hỏi mang tính bao quát, quan tâm tới nhu cầu khách hàng như:
Bạn đang phân vân vì giá quá cao hay vì lý do nào khác?
Hoặc: Tại sao bạn lại nghĩ sản phẩm này có giá cao nhỉ, cho mình biết lý do cụ thể được không?
Hãy xử lý những yếu tố nguyên nhân đó trước khi đề cập đến giá cả vì việc thương lượng giá sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nút thắt tâm lý của khách hàng không được tháo gỡ.
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Khi đến bước này, sẽ có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khách hàng nghi ngờ chất lượng sản phẩm
Đôi khi chê giá đắt chỉ là một cái cớ để khách hàng từ chối mua sản phẩm của bạn. Lúc này, bạn có thể lấy số tiền khách hàng bỏ ra cho việc mua sản phẩm chia nhỏ thành các mức chi phí cho một ngày hoặc là một giờ nhằm giúp họ giảm bớt áp lực chi tiêu.
Nếu không thể thuyết phục được khách hàng ở cách tính toán giá sản phẩm thì bạn hãy thuyết phục khách hàng từ những lợi ích nhỏ nhất như: về thương hiệu, phong cách thiết kế của sản phẩm… Đặc biệt, nên đề cao khách hàng, để họ cảm nhận được rằng chỉ sản phẩm này mới tương xứng tầm với đẳng cấp của họ.
Trường hợp 2: Khách hàng so sánh giá với các shop khác
Nếu giá sản phẩm ở các shop khác rẻ hơn của bạn, nên giải thích cho khách hàng theo hướng “tiền nào của nấy” và phân tích cho họ hiểu vì sao mặt hàng của bạn có giá trị cao hơn so với các đối thủ.
Ví dụ, khi bán son, bị khách hàng chê đắt, bạn có thể nói rằng: “Mặc dù thỏi son này bên mình có giá cao hơn so với bên shop X thật nhưng sản phẩm bên mình có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng, là hàng hiệu 100% chính hãng.”
Nên giải thích cho khách hàng theo hướng “Tiền nào của nấy”
Chê đắt là một trong những tâm lý thường thấy của người mua hàng. Chính vì vậy, khi bị khách hàng chê sản phẩm đắt thì hãy bình tĩnh và xử lý tình huống 1 cách khôn khéo theo 3 bước như trên.
Một tip nhỏ dành cho bạn ở cuối bài đó là nên lập website bán hàng để tăng tương tác với khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín, chất lượng cho shop truy cập CSTSoft. Chúc bạn thành công!