PR bao gồm cả quảng cáo và tiếp thị, phản hồi từ khách hàng và tạo thương hiệu cho doanh nghiệp. Để PR hiệu quả thì bạn cần phối hợp nhiều yếu tố trên lại với nhau.
Ở những doanh nghiệp lớn, bộ phận PR được hoạt động riêng biệt và rất có tiếng nói trong công ty, tuy vậy thì đối với công ty vừa và nhỏ, hầu như không bao giờ có bộ phận PR riêng và nếu có thì cũng kiêm nhiều thứ.
Rất nhiều doanh nghiệp đã dễ dàng đưa ra những bài PR lộ liễu và thô thiển, khiến cho “lá bùa” PR ngày càng mất “thiêng”. Do vậy, để phát huy tác dụng của PR, tạo hiệu quả cho việc xây dựng hình ảnh hoặc quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ này một cách sắc bén, khôn ngoan hơn. Cụ thể hơn, để một bài PR của bạn trên báo không bị nhanh chóng lật qua, bạn nên tham khảo những bí quyết sau:
Trong đó, hãy thể hiện tính báo chí từ quan điểm tiếp cận đến cách thể hiện câu chữ. Một bài báo phải mang đến những giá trị mà người đọc có thể tiếp nhận, như thông tin, kinh nghiệm, những câu chuyện kể hấp dẫn và có ích cho người khác.
Đây là chuyện mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bạn luôn muốn “khoe” với công chúng bao nhiêu bằng khen, giấy chứng nhận, thành tích mà bạn đã đạt được, như một cách bảo chứng cho sự uy tín, chuyên nghiệp của công ty. Nhưng đặt mình vào trường hợp của người đọc, liệu bạn có hứng thú khi mở báo ra để đọc một bảng khai thành tích với những ngôn từ trên mây? Và bạn sẽ tìm đến công ty đó để mua hàng? Thành tích của bạn, hãy “khoe” khéo léo hơn! Mà thành tích tốt nhất chính là sự hài lòng của khách hàng khi họ đến với mình.
Không doanh nghiệp nào từ bỏ hoạt động quảng cáo sản phẩm, thậm chí nhiều nơi ngân sách cho quảng cáo chiếm tới 30 – 40% chi phí hoạt động doanh nghiệp. Do vậy, đừng “bỏ rơi PR”, nếu chưa thực sự xây dựng được bộ phận PR chuyên trách, doanh nghiệp cần suy nghĩ đến việc phối – kết hợp PR và quảng cáo.
Mỗi ngày hàng trăm mẩu quảng cáo đến với người tiêu dùng là những khách hàng thông thường. Đôi khi họ đón nhận thờ ơ, nhưng nhiều khi chính những thông tin từ quảng cáo bình thường lại gây ấn tượng sâu sắc cho công chúng (thông điệp truyền tải, mục đích chiến dịch, hình ảnh doanh nghiệp). Nếu chú trọng điều này thì rất có thể doanh nghiệp của bạn đã thực hiện PR “vô hình” mà vẫn rất hiệu quả.
Hiện nay, số lượng các công ty truyền thông tư nhân cung cấp các dịch vụ PR cho doanh nghiệp ngày càng nhiều, đó là lựa chọn phù hợp khi doanh nghiệp của bạn thật sự không có khả năng kiểm soát và điều hành các hoạt động tương tác với cộng đồng. Nhưng nhớ rằng công chúng ngày càng khó tính và thông minh hơn. Những hoạt động PR giờ đây cũng được thực hiện quá nhiều đến mức trở nên quen thuộc, do đó hãy cân nhắc việc tự thực hiện có thể sẽ đem lại màu sắc tươi mới cho doanh nghiệp.
Có một thuật ngữ được nhắc nhiều trong thời gian qua đó là “Guerrilla PR” – tạm dịch: PR theo kiểu du kích. Được hiểu là bản thân doanh nghiệp sẽ tự sản xuất các sản phẩm PR như thông cáo báo chí, câu chuyện, sự kiện… sau đó “rải” cho khắp các hãng truyền thông và báo chí để “phát tán”. Ban đầu sẽ khó khăn vì những nhà báo hay đài truyền hình không mấy quan tâm đến bạn, nhưng một đợt tấn công “diện rộng” sẽ gây chú ý đáng kể, nhất là khi doanh nghiệp khắc họa sự khác biệt trong sản phẩm của mình. Mức độ tín nhiệm sẽ tăng dần và sau này chính các đơn vị truyền thông sẽ tự tìm đến với bạn.
Nhiều người xem thường việc PR nội bộ vì cho rằng nó chẳng đem lại lợi ích gì, nhưng thực tệ với hạn chế trong quy mô thì PR từ bên trong lại khá hiệu quả mà lại tiết kiệm. Để làm được, người chủ doanh nghiệp nhỏ cần tập hợp các bản báo cáo thành lập công ty, các bản viết vắn tắt về quá trình hình thành và phát triển của công ty và một vài thông tin khác về tình hình hoạt động kinh doanh. Hãy thiết kế chúng dưới dạng điện tử có in hình logo của công ty, sau đó gửi qua email, hoặc biên tập thành các sản phẩm nội bộ để chuyển tới mọi nhân viên.
Chính những sản phẩm PR nội bộ cũng sẽ được chuyển tới các phương tiện truyền thông bên ngoài thông qua các mối quan hệ cá nhân của những nhân viên. Như vậy, thông tin về công ty được đảm bảo chuyển tới tận tay những người cần thiết, từ đó uy tín của doanh nghiệp sẽ được đẩy lên từ cả trong lẫn ngoài.
Chú ý rằng chỉ nên đưa những thông tin giá trị nhất về công ty bạn lên mặt báo và ở một chừng mực nhất định, vừa đủ để người đọc có thể nhận ra và hiểu. Đừng nhồi nhét vào đó quá nhiều các thông tin không cần thiết vì nó sẽ làm nhiễu khả năng nhìn nhận và đánh giá của người tiếp nhận.
Cuối cùng, doanh nghiệp nhỏ đừng nên quá lo lắng và đặt áp lực vào hoạt động PR thái quá. Mỗi thời điểm và tình hình thì PR sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Nhưng quan trọng và không thể thiếu, doanh nghiệp hãy nhanh chóng tìm kiếm một “người khởi tạo tin tức giỏi” – đó nên là một tay bút có nghề, khéo léo và nhiệt tình với công việc.