Công nghệ

 

Google Search Console hay còn gọi là Google Webmaster Tools trước đây, là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google để giúp các quản trị viên quản lý và duy trì hoạt động của website một cách ổn định, đồng thời tạo một cái nhìn tốt nhất đối với người dùng trên bảng kết quả tìm kiếm. Để có thể sử dụng công cụ này, bạn cần có một website có cài đặt mã tracking của Google Google Search Console ( hay Webmaster Tool).

Công cụ này không được dùng vì mục đích để giúp một trang web được thêm vào công cụ tìm kiếm, mà hơn hết, Search Console sẽ giúp các quản trị viên hiểu được Google nhìn thấy trang web bạn như thế nào và giúp bạn tối ưu sự hiện diện của website trước mắt người đọc trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (SERP).

Những giá trị mà công cụ này đem đến cho người dùng đủ để cho thấy đây là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu cho bất cứ ai khi quản trị website. Để hiểu rõ hơn vai trò của Search Console – Web Master Tools, hay nói cách khác là những lợi ích mà công cụ này đem lại cho chúng ta, các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết: Lợi ích của việc sử dụng Google Search Console (Google Webmaster Tools)

Tại sao nên sử dụng Search Console?

Theo dõi hiệu suất trang web của bạn trong kết quả của Google Tìm kiếm:

-Đảm bảo rằng Google có thể truy cập vào nội dung của bạn

-Gửi nội dung mới để thu thập dữ liệu và xóa nội dung mà bạn không muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm

-Tạo và theo dõi nội dung cung cấp kết quả tìm kiếm trực quan hấp dẫn

-Duy trì trang web của bạn với sự gián đoạn tối thiểu đến hiệu suất tìm kiếm

-Theo dõi và giải quyết các vấn đề phần mềm độc hại hay spam để trang web của bạn luôn sạch

Khám phá cách Google Tìm kiếm—và mọi người trên thế giới—xem trang web của bạn:

-Truy vấn nào khiến trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm?

-Có phải một số truy vấn tạo ra nhiều lưu lượng truy cập đến trang web của bạn hơn so với các truy vấn khác không?

-Giá sản phẩm, thông tin liên hệ của công ty hay sự kiện của bạn có được nêu bật trong kết quả tìm kiếm chi tiết không?

Cách sử dụng Google Search Console?

–  Nếu bạn chưa cài và sử dụng Search Console hãy làm theo huớng dẫn:

+  Đăng nhập vào tài khoản google của bạn

+  Truy cập Google Search Console và chọn nút màu đỏ “Add site”

+  Nhập trang web của bạn và ấn nút continue

– Sau đó Google yêu cầu xác minh rằng bạn là chủ sở hữu của trang web bằng cách làm một trong những việc sau đây:

+ Thêm thẻ Meta vào header của trang chủ

+ Thêm 1 bản ghi DNS để xác minh bạn sở hữu tên miền

+ Upload 1 file HTML lên thư mục gốc của website

Sử dụng tài khoản Google Analytics hoặc Google Tag Manager của bạn Google Search Console sẽ tự xác thực bằng mã Google Analytics

Google Search Console để sử dụng hàng ngày:

Một khi bạn đã xác minh quyền sở hữu của bạn và có mã Google ở ​​vị trí trên trang web của bạn, bây giờ bạn có thể bắt đầu thưởng thức các lợi thế của Google Search Console. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của bạn, điều đầu tiên bạn nhìn thấy là Dashboard.

Từ đây bạn có thể truy cập tất cả các phần chính

-Tìm kiếm truy vấn, liên kết đến trang web của bạn

-Lỗi thu thập thông tin

-Từ khoá, và Sitemaps.

Nhấp vào bất kỳ trong số này sẽ mở các phần tương ứng.

1. THÔNG BÁO TÌNH TRẠNG WEBSITE

Hiển thị các thông báo như lỗi thu thập dữ liệu hoặc thay đổi link trong website, … các SEO ai cũng mong muốn phần này trắng tinh không có thông báo nào bởi có thông báo là có lỗi gì đó.

2. GIAO DIỆN TÌM KIẾM

Trong phần này Google thống kê dữ liệu cấu trúc website, trong phần này chúng ta có thể tạo dữ liệu có cấu trúc cho website nhằm mục đích tăng tỷ lệ chuyển đổi cho khách hàng.

3. LƯU LƯỢNG TÌM KIẾM

Danh sách dài này cho thấy những từ khóa lên TOP. Nó là tốt nhất nếu danh sách này phù hợp với từ khóa mà bạn đang tối ưu hóa cho nhưng rất thường xuyên danh sách này chứa các từ khóa tốt, bạn không hề biết đến. Trong trường hợp này, chọn những từ khóa tốt và bắt đầu tối ưu hóa cho nó.

Trong phần lưu lượng tìm kiếm, bạn cũng có thể nhìn thấy , tỷ lệ chuyển đổi (CTR) của từ khóa ,số lượng hiển thị và số lần nhấp chuột, trong đó cung cấp cho bạn một ý tưởng về CTR cho từ khóa này. Một CTR cao hơn có nghĩa là các từ khóa có liên quan, vì vậy bạn có thể muốn đầu tư một số nỗ lực nhiều hơn nữa vào từ khóa này. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng là kết quả của những nỗ lực của bạn khiến CTR đi xuống thì nó là tốt nhất nếu bạn không chạm vào từ khóa này nữa.

Ở đây bạn có thể nhìn thấy backlinks (bên trong và bên ngoài) đến từ đâu, cũng như các trang web mà họ đang liên kết đến (Xem thêm bài viết tiêu chí đánh giá backlinks chất lượng).

Ngoài ra, trong đó có một phần là Liên kết nội bộ, phần này rất có lợi trong việc tối ưu Onpage SEO.

4. CHỈ MỤC CỦA GOOGLE

Phần này thể hiện trạng thái thu thập dữ liệu của Google xem các từ khóa này có mật độ nhiều nhất trong website và phần quan trọng trong này đó là chức năng xóa URL dùng để loại bỏ các URL mà không cần thiết hoặc không muốn hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

5. THU THẬP DỮ LIỆU

a. Lỗi thu thập dữ liệu:

Phần lỗi Thu thập thông tin cho thấy các lỗi thường gặp phải trên trang web của bạn. Nó cho thấy các trang không thể tiếp cận, trang bị thiếu, lỗi máy chủ, và tất cả các loại vấn đề.

Bạn cũng có được một số số liệu thống kê thu thập dữ liệu khác chẳng hạn như:

số lượng các trang thu thập thông tin một ngày, số kilobyte được tải xuống mỗi ngày, thời gian để tải xuống một trang.

b. Tại phần sơ đồ trang web :

Nếu xuất hiện các thông báo lỗi hoặc cảnh báo thì đó là sitemap trên trang web của bạn đang gặp vấn đề. Bạn có thể click vào mỗi đường link thông báo để biết thêm thông tin chi tiết. Lỗi thông dụng nhất các bạn hay gặp đó là lỗi 404, lỗi này xảy ra khi địa chỉ sitemap của bạn không tồn tại. Ngoài ra, tập tin sitemap chỉ có hiệu lực khi bên trong nó có nội dung, ví dụ như bạn đã thêm post-sitemap.xml vào Google Search Console nhưng trên blog của bạn chưa có bài viết nào thì Google sẽ báo lỗi 404 không tìm thấy nội dung. Để khắc phục tình trạng này thì bạn chỉ cần đăng bài viết mới trên blog của bạn là xong, tương tự như vậy đối với các post type và taxonomy khác. Còn trường hợp của bình luận cũng giống như vậy, bạn chỉ cần thêm bình luận đầu tiên là lỗi 404 sẽ được khắc phục.

c. Bộ kiểm tra robots.txt:

Bạn có thể sử dụng Google Search Console của bạn để gửi một tập tin robots.txt , hoặc để thiết lập các cú pháp miền ưa thích (tức là có hoặc không có www) được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Công cụ quản trị trang web của Google cũng cho phép để biết nếu trang web của bạn bị nhiễm phần mềm độc hại. Nếu có, bạn cần phải làm sạch nó đầu tiên và sau đó gửi lại để xem xét.

Những ai nên sử dụng Google Webmaster Tools – Search Console?

Search Console là công cụ vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta, các SEOer, các quản trị viên website. Tuy nhiên, 2 nhóm đối tượng này không phải là nhóm ngưới duy nhất nên sử dụng Google Webmaster Tool – Search Console. Cụ thể:

1. Các chủ sở hữu kinh doanh, các nhà đại diện cho website, thương hiệu

Nếu bạn là một chủ sở hữu kinh doanh, hoặc các nhà quản lý, bạn có thể không cần biết tất cả các tính năng của Search Console. Tuy nhiên, việc biết dử dụng ở mức tối thiểu cơ bản sẽ là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu bạn không quản trị, bạn sẽ buộc phải thuê một người nào đó khác quản trị thay bạn. Và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như giao quyền sở hữu tài khoản search console của website vào tay người ngoài. Tất cả công sức tiền bạc bạn bỏ ra có thể bị sụp đổ chỉ sau vòng vài thao tác.

Vì vậy, bạn nên biết những thao tác quản trị tối thiểu, ít nhất là biết quản trị quyền sử hữu của mình để chia sẻ quyền sử dụng cho một người nào đó khác, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho quyền sở hữu website.

2. Các chuyên gia SEO hoặc marketing

Đối với bất kỳ ai đang thực hiện các chiến dích online marketing, Search Console sẽ giúp cho bạn quản lý tốt lưu lượng truy cập của website, tối ưu cho công việc ranking website trên bảng kết quả tìm kiếm SERP, đồng thời giúp bạn đưa ra quyết định về việc nên để website của mình xuất hiện như thế nào trước mắt người dùng công cụ tìm kiếm.

Bạn cũng có thể kết hợp những dữ liệu mà bạn thu được từ Search Engine với những dữ liệu về người dùng của website trên Google Analytics để đưa ra những quyết định chính xác nhất để cải thiện và phát triển hoạt động của website. Những dữ liệu này cũng là những nguồn tài nguyên vô giá cho công việc phân tích tâm lý khách hàng và thị trường để phục vụ cho chiến dịch online marketing.

3. Các quản trị viên website

Bất cứ quản trị viên của một website nào cũng đều muốn website – đứa con tinh thần của mình ngày một trở nên phát triển hơn. Và Search Console sẽ giúp cho các bạn khắc phục tất cả những lỗi còn tồn tại trên trang như trùng lặp tiêu đề, broken link, tốc độ tải trang, từ chối liên kết (disavow links),… và cảnh bảo cho các chủ sở hữu web nếu công cụ tìm kiếm phát hiện tình trạng spam xuất hiện trên site.

4. Các nhà phát triển website – Web Developer

Nếu bạn muốn website của mình được hiển thị một cách chi tiết nhất trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP), bạn có thể phải cần đến những công cụ đánh dấu dữ liệu, hoặc sử dụng những đoạn code để khai báo chi tiết hơn đến công cụ tìm kiếm những loại thông tin nào mà bạn cần làm nổi bật trên trang. Google Search Console sẽ giúp cho bạn quản lý tốt tất cả tính năng này, thông báo đến cho bạn cụ thể những trang nào trên site đang bị lỗi về dữ liệu có cấu trúc.

5. Các nhà phát triển ứng dụng – App Developer

Khi bạn tạo ra một ứng dụng và bạn muốn tìm hiểu xem người dùng tìm thấy ứng dụng của mình bằng cách nào trên Google Search, Webmaster Tools sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý traffic truy cập vào ứng dụng của bạn giống như những gì mà công cụ này có thể làm với website.