Công nghệ

 

Giải pháp ekyc đòi hỏi các ngân hàng phải triển khai kế hoạch quản trị dữ liệu hiệu quả, tránh vấn đề về rò rỉ thông tin. Với sự phát triển vượt bậc của blockchain, không ít ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này để giải quyết các vấn đề về bảo mật, truy xuất thông tin, chỉnh sửa thông tin, đảm bảo tính minh bạch, an toàn tuyệt đối cho khách hàng.

Cách thức quản trị dữ liệu cho giải pháp ekyc

Khái niệm “Quản trị dữ liệu” tại Việt Nam cũng được đưa vào xuất hiện khá sớm. Từ năm 2014, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã triển khai dự án Khung Quản trị dữ liệu và bắt đầu áp dụng Quản trị dữ liệu ở quy mô nhỏ, Quản trị chất lượng dữ liệu vào năm 2015. Cũng tại thời điểm này, nhiều ngân hàng khác cũng đã manh nha việc triển khai Quản trị dữ liệu toàn diện. Tuy nhiên kết quả vẫn còn rất hạn chế, đánh giá một cách thực sự công tâm, thì mức độ triển khai của các ngân hàng này vẫn chỉ ở mức sơ khởi.

Với quy trình ekyc, thông tin của khách hàng thay vì được lưu trữ vật lý riêng từng chi nhánh khi xác thực tại quầy như trước, thì giờ sẽ được số hóa và lưu trữ thành một kho dữ liệu chung dùng cho tất cả các chi nhánh. Theo khảo sát tháng 9/2020 của Ngân hàng Nhà nước, 50% các ngân hàng đã xây dựng kho dữ liệu tập trung (Data warehouse), 27% đã xây dựng các hồ sơ dữ liệu (Data lake) để thu thập dữ liệu thô đến từ các điểm tiếp xúc số, khoảng 50% các ngân hàng đã ứng dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro.

Vấn đề về hệ thống hạ tầng dữ liệu cho giải pháp ekyc

Thế nhưng, theo thông tin từ trang thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ về An toàn thông tin, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, phần lớn các ngân hàng đều triển khai xây dựng kho dữ liệu. Tuy nhiên, do việc xây dựng chưa có quy hoạch dẫn đến tồn tại nhiều kho dữ liệu phục vụ nhiều mục đích khác nhau. 

Chính vì lí do đó, việc quản lí kho dữ liệu cho giải pháp ekyc chưa hiệu quả sẽ tạo ra một số khó khăn như:

  1. Việc tồn tại nhiều kho dữ liệu dẫn đến việc quản lý không hiệu quả, làm tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài. 
  2. Việc phân định báo cáo nào là chính xác mất rất nhiều thời gian do phải tìm hiểu nguồn dữ liệu và cách thức xử lý dữ liệu. 
  3. Việc quản lý dữ liệu trên các kho do nhiều người thực hiện, và quá trình triển khai không thực hiện tài liệu ghi nhận hệ thống, dẫn đến việc khai thác dữ liệu không hiệu quả và phải phụ thuộc vào một số cá nhân đã làm lâu năm am hiểu hệ thống. Sẽ rất khó để tìm được đúng dữ liệu mình cần nếu không có hệ thống Siêu dữ liệu. 

Các ngân hàng hiện tại đang chưa thực sự quản trị dữ liệu do:

  1. Chiến lược dữ liệu nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
  2. Mô hình kiến trúc tổng thể được quy hoạch dài hạn và quản lý bởi đơn vị chuyên trách.
  3. Hệ thống các chính sách, quy định về dữ liệu để hướng dẫn các đơn vị trong ngân hàng tuân thủ.
  4. Hệ thống siêu dữ liệu là nơi ghi nhận quá trình phát triển, luồng dữ liệu, ý nghĩa của các phân hệ, bảng, trường dữ liệu.
  5. Chưa phân loại được dữ liệu, chưa có hệ thống Quản lý dữ liệu chủ. 

Theo khảo sát của PwC năm 2019, chưa đến một nửa số Ngân hàng Thương mại có chính sách và quy trình quản lý dữ liệu toàn hàng hay quy định vai trò của các bên có liên quan đến dữ liệu. Hơn 66% trong số 33 lãnh đạo của các  Ngân hàng Thương mại được khảo sát cho biết quy định các tiêu chí đánh giá để đo lường chất lượng dữ liệu chưa được vận hành. Chỉ 18%  Ngân hàng Thương mại đã xây dựng kiến trúc công nghệ (nền tảng, công cụ…) để hỗ trợ quản lý dữ liệu toàn hàng.

Blockchain trong quản trị dữ liệu từ giải pháp ekyc

Nhằm khắc phục những vấn đề nổi cộm trên, nhiều ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng hiệu quả cho quá trình quản trị dữ liệu. Tại Việt Nam, VNPT đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này vào giải pháp eKYC để lưu trữ thông tin khách hàng trên các “Node” trong hệ thống blockchain. Nhờ những tính chất như tính phi tập trung, tính minh bạch và khả năng chứng minh tính giả tạo,Blockchain cũng cho phép doanh nghiệp giám sát và so sánh dữ liệu gốc với dữ liệu đã bị sửa đổi, đảm bảo tính minh bạch, an toàn tuyệt đối cho khách hàng.

Ứng dụng blockchain trong hoạt động lưu trữ thông tin tại các ngân hàng thương mại

 

Bên cạnh đó, tính bất biến của blockchain vừa là ưu điểm, nhưng cũng vừa là nhược điểm. Cụ thể, nếu tất cả các ngân hàng đều giữ dữ liệu từ giải pháp ekyc của mình dưới dạng thô đầy đủ trên blockchain, kích thước blockchain sẽ ngày càng tăng nhanh, vượt quá dung lượng có thể đáp ứng được của các node lưu trữ công khai. Các node đầy đủ được sử dụng để làm các node xác thực của blockchain có thể sẽ yêu cầu các loại phần cứng đặc biệt. Điều này có thể phá vỡ tính phi tập trung của blockchain. Đó là lý do tại sao lưu trữ dữ liệu đầy đủ dưới dạng thô trong blockchain không phải là một lựa chọn tốt đối với một ứng dụng phi tập trung đòi hỏi xử lý nhiều dữ liệu. 

Để khắc phục vấn đề đối với dung lượng lưu trữ dữ liệu blockchain, một giải pháp có thể được sử dụng đó là sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu dưới dạng giá trị băm. Hàm băm sẽ tạo ra các bản tóm lược của dữ liệu đầu vào và đại diện cho đầu vào. Mỗi đầu vào khác nhau sẽ cho ra đầu ra hoàn toàn khác nhau và mỗi đầu vào chỉ tạo ra một đầu ra duy nhất. Do đó, từ việc xem xét sự thay đổi của giá trị băm của đầu vào, chúng ta có thể xác định xem liệu dữ liệu đầu vào gốc có bị thay đổi hay không?

Cần đảm bảo thông tin đầu vào của giải pháp ekyc

Dù nền tảng lưu trữ thông tin có hiệu quả đến đâu, nhưng nền tảng công nghệ cho giải pháp ekyc không đảm bảo sẽ tạo ra những sai sót ngay từ khâu thu thập thông tin khách hàng. Được pháp triển bởi những kỹ sư hàng đầu Việt Nam và thế giới, giải pháp định danh khách hàng điện tử và nhận dạng tài liệu Vizone Lens của công ty CSTSoft mang đến cho các ngân hàng giải pháp ekyc một cách nhanh chóng và chính xác.

Vizone Lens có độ chính xác lên đến 96%, tốc độ xử lí dưới 0,1s cộng với hơn 6 tính năng OCR xử lý nhiều loại định dạng giấy tờ như CMT/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe… Những tính năng vượt trội như Nhận diện khuôn mặt, Xác thực giấy tờ trực tuyến hay Phát hiện giả mạo sẽ đảm bảo nguồn thông tin “sạch” và “chính xác” cho hoạt động quản trị dữ liệu của ngân hàng. Đặc biệt, CSTSoft còn cung cấp hệ thống API tiêu chuẩn, khả năng tương thích cao, dễ dàng tích hợp với hệ thống sẵn có. Hiện tại Vizone Lens đã được triển khai thử nghiệm trong nhiều tình huống phức tạp của doanh nghiệp, ứng dụng đa lĩnh vực và phù hợp mọi quy mô.

Kết luận về giải pháp ekyc

Bên cạnh xây dựng nền tảng hạ tầng dữ liệu, cần xem xét bảo mật dữ liệu theo ba hướng: Chính sách bảo đảm bảo vệ dữ liệu; văn hoá (tuyên truyền, giảm rủi ro về đạo đức) và ứng dụng công nghệ kết hợp như AI, học máy (Machine learning)…Công ty cổ phần CSTSoft hiện nay cung cấp các giải pháp công nghệ nền tảng và các sản phẩm tiên tiến dựa trên Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết mọi bài toán về giải pháp ekyc của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần tư vấn giải pháp Công nghệ CSTSOFT

Địa chỉ: 192 Lê Trọng Tấn - Hà Nội

Số điện thoại: 098 913 8873

Email:[email protected]